Màng HDPE nhám và ứng dụng trong một số lĩnh vực địa kỹ thuật môi trường đang ngày càng phổ biến hiện nay. Màng chống thấm HDPE loại phổ thông hiện nay đều là màu đen trơn hai mặt. Nhược điểm của loại HDPE trơn này là không tạo được lực ma sát với các lớp cốt liệu trên và dưới lớp HDPE, dễ xảy ra tình trạng trượt các lớp vật liệu, ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể.

hdpe-nham
HDPE nhám bề mặt

Màng HDPE loại nhám sẽ khắc phục được nhược điểm này bằng cách tạo nhám toàn bộ bề mặt lớp HDPE (1 mặt hoặc cả 2 mặt). Các lớp vật liệu trên và dưới HDPE sẽ bị hạn chế tình trạng trượt, tạo kết cấu ổn định tổng thể.

  • Với trường hợp lớp HDPE được trải trên mái dốc taluy cao và dài thì lớp HDPE nhám mặt dưới sẽ có tác dụng giữ lớp HDPE không bị trượt xuống do trọng lượng bản thân HDPE, khi đó lớp rãnh neo HDPE trên đỉnh không cần phải quá lớn, và có thể hạn chế số lượng rãnh neo ở các cơ trên mái.
  • Với những hạng mục cần phải yêu cầu có lớp đất phủ trên lớp HDPE, thì lớp HDPE nhám bề mặt trên sẽ giải quyết vấn đề đó trong khi loại trơn thì không khả thi.
Solmax_texture
Màng chống thấm Solmax nhám

Các thông số kỹ thuật của lớp HDPE nhám so với loại trơn có thêm 2 thông số nữa ngoài các thông số cơ bản của loại trơn đó là thông số về Chiều cao nhám và bước nhám. Các thông số trên cùng độ dày lớp HDPE sẽ quyết định giá thành lớp HDPE này.

Hiện tại trên thị trường có màng chống thấm HDPE nhám của Solmax và GSE là đảm bảo chất lượng cho dự án và đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật về HDPE GM13 của Mỹ.

Các ứng dụng khác và biện pháp thi công của loại HDPE nhám này tương tự như lớp HDPE trơn thông dụng.

Tham khảo Biện pháp thi công HDPE Tại đây

Xem thêm chi tiết về các giải pháp ứng dụng môi trường của HDPE Tại đây

Để được tư vấn thêm về sản phẩm này, chi tiết xin liên hệ: