Biện pháp thi công Đập cao su

     Là công trình thủy lợi có chức năng làm việc tương tự như đập tràn hay cống có cửa van, kết cấu ngăn nước của đập bằng túi cao su liên kết với móng đập, khi vận hành làm thay đổi lượng nước hoặc khí trong túi để điều chỉnh chiều cao túi đập. Đập cao su được làm bằng một lớp vải cường độ cao kết hợp với một lớp cao su tạo thành hình một cái túi cao su cao su được neo chặt xuống tấm đáy nền đập. Đập cao su có rất nhiều ưu điểm so với đập truyền thống như chi phí đầu tư thấp, kết cấu đơn giản, thời gian thi công nhanh, chịu được chấn động và hiện tượng lún không đều, phù hợp với khu vực có địa chất mềm yếu.

dap-cao-su
Đập cao su ngăn sông

Ưu điểm của đập cao su

–       Chiều dài đập không bị hạn chế, không làm thu hẹp dòng chảy qua đập, khả năng xả lũ lớn, bảo đảm an toàn cho cụm công trình đầu mối, khả năng tháo bùn cát đáy, các vật trôi nổi rất tốt;

–     Trọng lượng đập nhẹ, áp lực đáy móng nhỏ;

–     Kết cấu đập linh hoạt, chịu được chấn động và hiện tượng lún không đều, phù hợp với vùng có địa chất nền mềm yếu;

–     Thời gian thi công nhanh, kỹ thuật thi công không phức tạp (cơ giới, thủ công);

–     Vận hành công trình an toàn, thuận lợi (vận hành tự động hoặc bán tự động);

–     Chi phí duy tu, bảo dưỡng thấp;

–     Giá thành công trình thấp, giảm chi phí xây dựng công trình tiêu năng, chi phí đền bù ngập lụt thượng lưu, thường kinh phí xây dựng công trình chỉ vào khoảng 60% so với các công trình được xây dựng bằng các vật liệu truyền thống khác chức năng nhiệm vụ.

Nhược điểm của đập cao su

–      Tuổi thọ công trình hạn chế, đập chỉ vận hành tốt trong khoảng thời gian 20 năm dưới điều kiện thời tiết Việt Nam, sau đó phải thay thế túi mới;

–     Chiều cao đập cao su bị hạn chế, chỉ dưới 5m, khi cần xây dựng đập cao hơn, kinh phí xây dựng công trình tăng cao và vấn đề kỹ thuật sẽ trở nên phức tạp;

–     Khi xây dựng ở vùng có chế độ dòng chảy hai chiều, yêu cầu kỹ thuật phức tạp;

–     Khi xây dựng trên sông đồng bằng, không cho phép tàu thuyền qua lại trên đập, túi đập dễ bị cắt rách do chân vịt của tàu thuyền;

cau-tao-dap-cao-su
Cấu tạo đập cao su


Các trường hợp áp dụng đập cao su

–      Đập phục vụ điều tiết, tăng dung tích hữu ích của hồ chứa vừa và nhỏ hỗ trợ tưới, cấp nước, cải tạo môi trường;

–     Lắp đặt đập cao su nhằm tăng khả năng tích nước của hồ chứa vào cuối mùa lũ phục vụ cấp nước, phát điện nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hồ chứa trong quá trình vận hành cũng như trong xả lũ;

–     Sử dụng đập cao su như một loại đập cầu chì bảo đảm an toàn cho công trình đầu mối khi gặp lũ lớn, lũ tập trung nhanh;

–     Xây dựng đập cao su tạo các bậc nước, thác nước cải tạo cảnh quan;

–     Xây dựng đập cao su như một công trình tạm nhằm ngăn lũ sớm, tháo lũ chính vụ.

–    Xây dựng đập cao su để ngăn dòng chảy, phục vụ điều tiết mực nước, lưu lượng, cải tạo môi trường;

–     Xây dựng đập cao su ngăn triều, ngăn mặn, giữ ngọt, phát điện,…

Các bước thi công đập cao su

Rubber-dam4
Thi công móng đập cao su
Rubber-dam5
Bu lông neo đặt sẵn trong bê tông
Rubber-dam6
Thi công tấm cao su lót
Rubber-dam7
Thi công lớp cao su chịu lực chính
Rubber-dam8
Khoan lỗ cao su neo
Rubber-dam9
Neo cao su vào bu lông
Rubber-dam10
Lắp đặt hệ thống bơm vận hành
Rubber-dam11
Bơm hoàn thiện túi đập
Xem thêm ứng dụng của giải pháp Đập cao su Tại đây
Để được tư vấn thêm về giải pháp này, chi tiết xin liên hệ:

Hy vọng được hợp tác cùng Quý khách!