Mô tả
Giải pháp xử lý nước thải tinh bột sắn bằng Biogas HDPE là sử dụng các vi sinh vật để phân giải các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải. Nhờ hoạt động của các vi sinh vật, các chất ô nhiễm được chuyển hóa, nước thải được làm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường. Ưu điểm của phương pháp là đơn giản, rẻ tiền dựa trên các nguồn vi sinh vật sẵn có được tuyển chọn và lưu giữ trong nước. Hiệu quả xử lý các chất gây ô nhiễm như BOD, COD cao, an toàn với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, có thể thu được khí biogas để sản xuất năng lượng tái tạo.
Để xử lý nước thải tinh bột sắn, cần tiến hành xử lý kỵ khí để phân giải các chất hữu cơ có trong nước thải. Nước thải chế biến tinh bột sắn được chuyển về bể biogas qua hệ thống ống khép kín. Bể biogas có tác dụng phân hủy các chất trong nước thải nhờ các vi sinh vật trong điều kiện không có ôxy. Thời gian nước thải lưu trong bể từ 50 – 60 ngày. Nước thải sau khi xử lý trong bể bigogas sẽ được chuyển sang hệ thống xử lý hiếu khí, có lắp đặt hệ thống sục khí, nhằm cung cấp ôxy để sinh vật ôxy hóa các chất hữu cơ còn lại sau quá trình xử lý hiếu khí. Sau đó, tiến hành bổ sung chế phẩm vi sinh vật, có thể sử dụng chế phẩm vi sinh vật BIOADB do Viện Môi trường Nông nghiệp đã đăng ký lưu hành với Bộ TN&MT. Trộn đều chế phẩm với nước và rỉ đường, với tỷ lệ 500 g chế phẩm, rỉ đường 5 kg, nước sạch 40 – 50 lít xử lý cho 100 m3 nước thải.
Sử dụng máy bơm trộn đều dịch vi sinh vật và nước thải trong bể biogas, xử lý hiếu khí bằng cách dùng hệ thống khuấy và sục khí để cấp ôxy vào nước. Nước thải sau khi xử lý hiếu khí được bơm sang bể lắng nhằm loại bỏ các chất lơ lửng, sinh khối do vi sinh vật tạo ra và thu hồi bùn. Có thể sử dụng vôi bột trong quá trình kết lắng. Sau khi lắng bùn, nước thải được dẫn đến hồ sinh học để xử lý nitơ, phốt pho, BOD5, COD, SS. Sau khi kiểm tra các thông số đều đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B thì có thể thải ra môi trường.
Tái sử dụng nước thải sau chế biến tinh bột sắn: Các cơ sở nên áp dụng cơ chế tái tuần hoàn nước để giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Nước thải thu được trong quá trình rửa sắn chủ yếu là đất, cát. Lượng nước này có độ ô nhiễm không cao nên sẽ được xử lý bằng biện pháp cơ học như để lắng, lọc, tách đất, cát và vỏ sắn. Nước sau xử lý được tái sử dụng để rửa sắn nguyên liệu cho các đợt tiếp theo. Phần tạp chất loại bỏ có thể thu gom vào về nơi tập trung. Đặc biệt, để làm công đoạn này, các cơ sở chế biến tinh bột sắn cần ưu tiên bố trí tách hệ thống luồng nước, bể tích trữ nước sau khi rửa củ sắn.
Tham khảo Biện pháp thi công HDPE Tại đây
Xem thêm chi tiết về các giải pháp ứng dụng môi trường của HDPE Tại đây
- Hotline: 0915.811.999
- Email: cuong.teinco@gmail.com
- Facebook: https://www.facebook.com/congtyteinco
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.