Biện pháp thi công Bấc thấm

       Khi thi công các công trình trên nền đất yếu nền đất có hàm lượng nước, tính nén ép cao, cường độ đất, tính thấm nước kém độ sâu lớp bùn lớn.

       Phương pháp thoát nước cấu kết là phương pháp giải quyết hữu hiệu sự lún và ổn định của nền đất sét mềm yếu và đất bùn làm cho độ rỗng,độ ẩm của đất giảm đi. Trọng lượng thể tích, modul biến dạng, lực dính góc ma sát trong tăng lên.

       Để đạt được những yếu tố trên người ta dùng phương pháp xử lý bằng bấc thấm.

1. Yêu cầu mặt bằng thi công Bấc thấm

– Toàn bộ mặt bằng phải có cao độ lớn hơn cao độ ngập nước tại khu vực thi công là 1m.

– Mặt bằng thi công phải ổn định vững chắc đảm bảo cho xe máy di chuyển dễ dàng không bị lún lầy.

– Độ dốc mặt bằng thi công 0.5% <i <3%

bac-tham-pvd
Xử lý nền đất yếu bằng giải pháp bấc thấm đứng

2. Quy trình tổ chức thi công

            Sau khi ký hợp đồng thi công chúng tôi sẽ khẩn trương thực hiện các công tác để triển khai thi công gói thầu:

2.1. Công tác chuẩn bị:

            + Căn cứ thời gian thi công, khối lượng công việc, mặt bằng và năng lực thi công của đơn vị để lập biện pháp tổ chức thi công chi tiết trình TVGS và Chủ đầu tư phê duyệt.

            – Ra quyết định thành lập ban chỉ huy công trường, đăng ký danh sách cán bộ, nhân công tham gia thi công gói thầu.

            – Liên hệ CĐT và TVGS về các biểu mẫu phục vụ thi công và nghiệm thu.

            – Tổ chức buổi kiểm tra xem xét mặt bằng và làm việc với Chủ đầu tư về tiến độ bàn giao mặt bằng đảm bảo thi công bấc thấm.

– Chuẩn bị hậu cần phục vụ thi công như: Lán trại công nhân, xăng dầu, khai báo tạm trú…..

+ Phổ biến kiến thức, biện pháp thi công, phân công nhiệm vụ từng người từng bộ phận và tổ chức học an toàn lao động, cấp phát dụng cụ bảo hộ lao động.

– Tập kết máy máy móc và bấc vào công trường, tiến hành việc lắp dựng đầu cắm vào máy đào cơ sở (làm văn bản chấp thuận máy thi công của TVGS, CĐT).

– Tập kết bấc thấm đưa vào kho tại công trường bảo đảm khô ráo, không bị ngập nước, xa chất dễ cháy, thuận tiện cho việc vận chuyển ra công trường.

– Liên hệ mời TVGS, Chủ đầu tư tổ chức lấy mẫu thí nghiệm, sau khi có kết quả thí nghiệm làm nghiệm thu vật liệu đầu vào.

2.2. Công tác triển khai thi công ép bấc thấm:

  1. Định vị mặt bằng: Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số ổn định nền sau này.

– Sau khi nhận bàn giao cọc mốc từ Chủ đầu tư và TVGS đơn vị thi công sẽ bố trí tổ trắc địa xác định vị trí các mốc tim tuyến sau đó triển khai tim bấc trên mặt bằng thi công. Các bản vẽ chi tiết cho từng khu vực thi công.

– Các mốc này phải được các bên kiểm tra kỹ lưỡng và lập biên bản nghiệm thu hệ thống cọc mốc.

– Từ hệ thống cọc mốc này, kỹ thuật hiện trường cho xác định hệ thống tim bấc thấm. Tại dự án lưới bấc thấm được bố trí theo sơ đồ hình tam giác với cạnh đều A=0.9 -:- 1m.

  1. Thi công ép bấc thấm:

– Trước khi tiến hành thi chính thức đơn vị thi công tổ chức thi công thí điểm trên phạm vi đủ để máy di chuyển 2-3 lần khi thực hiện các thao tác ấn bấc thấm (việc đóng bấc thí điểm này có sự chứng kiến của các bên liên quan, đạt yêu cầu mới được phép thi công đại trà).

+ Máy di chuyển theo hướng dọc theo tuyến đường và lùi dần để tránh đè lên các vị trí bấc thấm đã được ép trước đó, mỗi vệt máy di chuyển có thể ép được nhiều hàng.

thi-cong-bac-tham
Thi công cắm bấc thấm

+ Trên mỗi thân dàn, tuỳ theo từng khu vực đóng với chiều sâu bấc khác nhau nhà thầu đánh dấu chiều sâu để tiện việc thi công và kiểm tra.

+ Sau khi ép hết mỗi cuộn bấc, cuộn mới được nối với phần cũ bằng cách nối măng sông, phần măng sông là 20cm và được kẹp lại chắc chắn bằng ghim bấm.

+ Để đảm bảo cho quá trình thi công được liên tục ta giữ cho cuộn bấc không bị xộc xệch, trật ra ngoài băng dẫn bấc.

+ Trước khi bấc được ép xuống, bấc được neo vào một tấm thép có kích thước 0.7x70x140 tấm thép này có tác dụng giữ bấc lại trong lòng đât.

+ Chiều dài bấc thấm còn chừa lại trên mặt đất là 20 cm, sau khi được các bên liên quan nghiệm thu khối lượng (tim tuyến, chiều dài) sẽ tiến hành lấp phủ đầu bấc bằng thủ công.

+ Khi thi công gặp những điều kiện bất thường thì phải báo cáo xin ý kiến tư vấn giải quyết, và ghi chép chi tiết mỗi lần cắm bấc về vị trí, chiều sâu, thời điềm thi công và các sự cố xảy ra trong quá trình thi công.

+ Sau khi cắm bấc thấm xong phải dọn dẹp sạch các mảnh vụn bấc thấm rơi vãi trên mặt bằng , tiến hành đắp lớp cát phủ kín đầu bấc thấm.

+ Tại những vị trí có đường dây điện đi qua thì vẫn thi công đóng bấc thấm bình thường đến vị trí cách đường dây điện 10m về mỗi phía thì dừng lại thi công các vị trí khác. Khi đơn vị điện lực chuyển đường dây ra vị trí khác thì thi công nốt phần đó.

3. Quản lý thi công

3.1. Quản lý hồ sơ công việc quản lý hồ sơ kỹ thuật, khối lượng và kỹ thuật thi công

– Lập một mặt bằng thi công chính xác cho các khu vực, các bản vẽ chi tiết cho từng vị trị ép bấc, mỗi vị trí được định vị và làm dấu bằng dây và cọc định vị sơ đỏ.

– Bấc được ép xuống phải theo phương thẳng đứng sử dụng dây dọi hoặc thiết bị con lắc để thường xuyên kiểm tra độ thảng đứng.

– Trong quá trình ép bấc có thể bấc không xuống được đến độ sâu thiết kế do gặp chướng ngại vật hoặc nền đất cứng sẽ báo ngay cho cán bộ giám sát tư vấn kịp thời để có hướng giải quyết.

– Vẽ sơ đồ và ghi chép chi tiết mỗi lần ấn đặt bấc thấm về vị trí, chiều sâu, thời điểm thi công và sự cố xảy ra trong quá trình thi công.

– Có nhật ký thi công hàng ngày, lập hồ sơ khối lượng thi công hoàn thành trình Tư vấn giám sát hiện trường xem xét xác nhận.

3.1. Tiến độ thi công

– Dựa theo tiến độ chung gói thầu và tiến độ bàn giao mặt bằng của nhà thầu chính và Chủ đầu tư, tuỳ theo tình hình mặt bằng (địa hình, địa chất, chiều sâu đóng bấc), Nhà thầu chúng tôi sẽ lập bảng tiến độ thi công chi tiết trình CĐT và TVGS xem xét phê duyệt phương án trước khi thi công (Xem bảng đi kèm). Khối lượng dự kiến 12.000 md/ngày/máy (thời gian thi công 8-12 tiếng/ngày).

– Khi gặp sự cố thi công không đạt kế hoạch đề ra cần có biện pháp thi công bù khối lượng và những ngày sau đó.

– Căn cứ theo năng lực thi công hiện có nhà thầu chúng tôi cam kết thực hiện đúng theo kế hoạch tiến độ đã đề ra. Và để đảm bảo được thời gian chúng tôi có một số kiến nghị sau:

+ Đề nghị Chủ đầu tư và TVGS ban giao kịp thời mặt bằng đảm bảo không để thời gian chờ đợi mặt bằng quá lâu.

+ Hỗ trợ giải quyết vấn đề vướng mắc với địa phương (nếu có).

+ Đảm bảo thời gian thi công tối đa 12h/ngày (7 ngày /tuần).

4. Bố trí nhân lực

Nhân lực trong một ca làm việc cho 01 máy ép được tính như sau:

  1. 01 Kỹ thuật điều hành chung công việc;
  2. Lái xe vận hành: 01 lái máy;
  3. Công nhân thao tác: 03 công nhân;
  4. Bảo vệ trông coi máy móc thiết bị, vật liệu: 01 người.

Tổng số cán bộ và công nhân phục vụ cho 01 máy thi công là : 06 người

5. Công tác nghiệm thu thanh toán

Hàng ngày cán bộ kỹ thuật của nhà thầu lập hồ sơ khối lượng thi công chi tiết hoàn thành trình tư vấn giám sát hiện trường xem xét xác nhận.

Khi khối lượng thi công đạt mức yêu cầu cho các lần thanh toán, Nhà thầu sẽ lập hồ thanh toán trình Chủ đầu tư (Hồ sơ thanh toán đáp ứng đầy theo yêu cầu trong hợp đồng của Chủ đầu tư).

Sau khi được nghiệm thu hoàn thành thi công xây lắp công trình, bên B sẽ lập hồ sơ Quyết toán toàn bộ công trình theo đúng quy định của luật xây dựng Việt Nam gửi tới bên A xem xét phê duyệt.

 

Xem thêm chi tiết giải pháp Bấc thấm PVD Tại đây

Để được tư vấn thêm về giải pháp này, chi tiết xin liên hệ: